Wednesday, August 27, 2014

PRTG monitoring

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PRTG

Giới thiệu
            Một vài năm trước đây bạn có thể sử dụng PRTG Traffic Grapher của Paessler. PRTG Traffic Grapher là một tiện ích Windows đơn giản dùng để kiểm tra lưu lượng mạng theo đồ thị được thu thập bằng cách sử dụng SNMP, Netflow và các phương pháp khác. Paessler cũng cung cấp một phiên bản PRTG khác có tên gọi Network Monitor. Đây là phiên bản không cho phép kiểm tra hiệu suất và kết nối mạng nội bộ cho máy tính nội bộ của bạn nhưng kết nối và kiểm tra mạng cho toàn bộ doanh nghiệp. PRTG Network Monitor có thể thực hiện điều này thông qua khoảng 10 kiểu sensor khác nhau như SNMP, WMI, & Netflow.
            Paessler là một công ty của Đức, sản phẩm chính của công ty là PRTG. Như đã được đề cập, có hai phiên bản của PRTG đó là Network Monitor và Traffic Grapher. Cả hai sản phẩm này đều có các phiên bản miễn phí và phiên bản thương mại. Phiên bản miễn phí bị giới hạn trong 10 sensor (các phiên bản thương mại cho dùng thử cũng tương tự). PRTG Network Monitor cho phép bạn thực hiện các hành động dưới đây:
·         Kiểm ta băng thông, hiệu suất sử dụng, uptime và khả năng sẵn có
·         Vấn đề báo cáo và cảnh báo
·         Giao diện web
Network Monitor hỗ trợ việc kiểm tra các mạng lên đến 30.000 sensor và có thể báo cáo về tình hình các kết nối có hội tụ SLA hay không.

Các thiết bị Windows có thể được kiểm tra bằng SNMP, ping và WMI. Trong khi đó với các thiết bị non-Windows, bạn có thể kiểm tra chúng bằng việc sniffing (tạm dịch là kiểm tra) các gói dữ liệu, NetFlow (cho các thiết bị Cisco), SMTP (cho các máy chủ email), HTTP (cho các máy chủ web) và một số công nghệ kiểm tra khác.
Dưới đây là các bước cài đặt PRTG ver 12.4:


 Hình 1: Giao diện cài đặt ở bước đầu.

Hình 2: Điền vào địa chỉ Email.


Hình 3: Quá trình cài đặt
Các bước sử dụng PRTG:
Hình 4: PRTG với giao diện Web
Đầu tiên nhấn nút Default Login để đăng nhập mặc định, sau đó tạo các tài khoản admin:
Chọn Setup -> System Administration -> User Accounts:


Hình 5: Giao diện tạo tài khoản.
Sau đó tạo ra một nhóm các thiết bị liên quan để dễ quản lý:
Chọn Device -> Add group

Hình 6: Thêm nhóm thiết bị cần theo dõi

Hình 7: Đặt tên cho group.

Hình 8: Group được tạo ra.
Sau đó thêm các thiết bị có liên quan vào chung group vừa tạo:
Chọn Device -> Add Device:

Hình 9: Thêm thiết bị để theo dõi và quản lý.
Phần Device Type, chọn Automatic sensor creation using specific device template:
Hình 10: Giao diện thêm thiết bị.
Ở mục Template name, chọn các template có liên quan tới thiết bị cần theo dõi, ví dụ ở đây thêm một thiết bị Router, chọn Cisco ADSL, Cisco Device.


Hình 11: Giao diện theo dõi của một thiết bị Router R1.

Hình 12: Giao diện theo dõi thiết bị.
Chọn Device -> Log:
Hình 13: Log các thiết bị.

9:16 AM5 comments

Saturday, August 23, 2014

Giao thức H.323

 Tổng quan giao thức H.323

     H.323 là một chuẩn quốc tế về hội thoại trên mạng internet được đưa ra bởi hiệp hội viễn thông quốc tế ITU (International Telecommunication Union), khác với SIP là do IETF cung cấp. Tiêu chuẩn cho thời gian thực về âm thanh, hình ảnh cũng như hội nghị truyền hình. H.323 chạy trên nền TCP  hoặc UDP. Có các ưu điểm như: Cung cấp các bộ mã hoá đã được chuẩn hoá, tính tương thích cao, hỗ trợ kết nối đa điểm, hỗ trợ nhiều thiết bị đầu cuối, khả năng hội nghị liên mạng.
Hình 1. Phân lớp của giao thức H.323 trong mô hình OSI

  Hệ thống H.323

Hình 2. Hệ thống H.323
Một mạng sử dụng giao thức H.323 thì hệ thống cần có: Thiết bị đầu cuối (Terminals), đơn vị đa điều khiển (Multipoint Control Units – MCUs), gatekeeper, Gateways ngoài ra còn có các yếu tố biên, thành phần ngang hang.
-          H.323 terminal: thiết bị đầu cuối trong mạng LAN có khả năng truyền thông 2 chiều theo thời gian thực, nó có thể là một PC hoặc là một thiết bị độc lập. Các thiết bị đầu cuối H.323 phải hỗ trợ chuẩn H245 được dùng để điều tiết các kênh truyền dữ liệu. H225 được dùng để thiết lập, báo hiệu và huỷ bỏ cuộc gọi. RTP/RTCP được dùng để truyền các gói tin âm thanh, video. Ngoài ra một đầu cuối H.323 cũng có thể được trang bị thêm một số tính năng như: mã hoá và giải mã các tín hiệu âm thanh, video, hỗ trợ giao thức T120 được dùng để trao đổi thông tin số liệu, tương thích với MCU để hỗ trợ các liên kết đa điểm.
-           Gateway: nhiệm vụ của gateway là thực hiện việc kết nối giữa 2 mạng khác nhau. H.323 gateway cung cấp khả năng kết nối giữa 1 mạng H.323 và một mạng không phải H.323. việc kết nối này được thực hiện nhờ chức năng chuyển đổi giao thức trong quá trình thiết lập, giải phóng cuộc gọi (H.225 sang H.221 và H.245 sang H.242) và chức năng biến đổi khuôn dạng dữ liệu giữa 2 mạng khác nhau của gateway.
-          Gatekeeper: một thành phần quan trọng trong mạng H.323. Có thể cung cấp các chức năng như: 
+ Dịch địa chỉ: dịch từ địa chỉ hình thức của 1 đầu cuối sang địa chỉ IP tương ứng.
+ Điều khiển kết nạp: Gatekeeper sẽ chấp nhận một truy nhập mạng LAN bằng cách sử dụng các bản tin H.225 là ARQ/ACF/ARJ.
+ Điểu khiển băng thông: điều khiển việc cấp phát hoặc từ chối cấp phát băng thông cho các cuộc gọi của các thiết bị trong hệ thống thông qua các bản tin H.225 là BRQ/BCF/BRJ.
+ Quản lý vùng: một vùng là một nhóm các đầu cuối H.323, các gateways, MCU được quản lý bới gatekeeper. Thông qua các chức năng như: dịch địa chỉ, điều khiển truy nhập, điều khiển độ rộng băng tần gatekeeper cung cấp khả năng quản lý miền.
-          MCU (Multipoint Control Unit): Hỗ trợ việc thực hiện các cuộc đàm thoại hội nghị giữa nhiều thiết bị đầu cuối. Nhiệm vụ của MCU là điều tiết khả năng của âm thanh, hình ảnh và dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối theo giao thức H245, điều khiển các tài nguyên của hội thoại bằng việc xác định các dòng âm thanh, hình ảnh, xác định dữ liệu nào cần được gửi đến các thiết bị đầu cuối. MCU bao gồm bộ điều khiển đa điễm (MC) và bô sử lý đa điểm (MP).
Ø  Bộ điều khiển đa điễm (MC): MC là thành phần khá quan trọng trong MCU có chức năng điều khiển, thiết lập giao thức chung cho hội nghị đa điểm.
Ø  Bô sử lý đa điểm (MP): có chức năng chộn chuyển mạch các trỗi tín hiệu âm thanh, hình ảnh và dữ liệu do MC điều khiển.
  Kiến trúc H.323
Tất cả các hệ thống đầu cuối đều chứa các giao thức sau: RTP, H.245, RAS, Q931, H.225.


Hình 3.Cấu trúc giao thức H.323

-          RTP: bên gửi của một thiết bị đầu cuối đóng gói tất cả các khối phương tiện truyền thông vào trong các gói tin RTP. Sau đó bên gửi chuyển các gói tin RTP UDP đi.
-          H.245: giao thức điều khiển để kiểm soát phương tiện truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối H.323. Giao thức này được sử dụng để đàm phán thông thường giữa các tiêu chuẩn về âm thanh hoặc tiêu chuẩn nén hình ảnh và  sẽ được sử dụng bởi tất cả các thiết bị đầu cuối khi tham gia vào một phiên.
-          RAS: giao thức kênh, giao thức nay cho phép các điểm đầu cuối giao tiếp với một gatekeeper.
-          Q.931: giao thức báo hiệu cho việc thiết lập kết thúc cuộc gọi. Giao thức nàycung cấp chức năng điện thoại truyền thống (ví dụ như quay số điện thoại) đến thiết bị đầu cuối.
-          H.225: đóng  gói  và  đồng  bộ  các  dòng  thông  tin  đa  phương  tiện (các giao thức Q.931 và RAS là giao thức con của H.225).
Các chuẩn Codecs
-          Video codecs: H.261, H.263, H.264.
-          Audio codecs: G.711, G.729, G.729a, G.723.1, G.726.

-          Text codecs: T.140
10:24 AMNo comments

Saturday, August 16, 2014

Giao thức SIP

Tổng quan về SIP

Session Initiation Protocol (SIP)  là giao thức điều khiển lớp ứng dụng, được chuẩn hóa bởi IETF. Có thể thiết lập, sửa đổi và kết thúc phiên đa phương tiện như điện thoại cuộc gọi internet, hội nghị truyền hình. SIP định nghĩa trong RFC 3261. Chạy trên nền TCP, UDP. SIP hỗ trợ cả unicast và multicast. Sử dụng kết hợp với các chuẩn giao thức IETF khác như: SAP, SDP và MGCP (MEGACO) để cung cấp cho các dịch vụ VoIP. Cấu trúc của SIP tương tự với cấu trúc của HTTP.

Thông điệp

Có 2 thông điệp của SIP: thông điệp yêu cầu và thông điệp trả lời.
Thông điệp yêu cầu
-    REGISTER: được sử dụng để chỉ ra địa chỉ IPhiện tại của nó các URL mà nó muốn nhận cuộc gọi.
-    INVITE:được sử dụng để thiết lập một phiên phương tiện truyền thông giữa mọi người dùng.
-          ACK: xác nhận trao đổi thông tin đáng tin cậy.
-          CANCEL : kết thúc một yêu cầu cấp phát chính thức.
-          BYE: kết thúc một phiên làm việc giữa hai người sử dụng trong một hội nghị.
-    OPTION: các yêu cầu thông tin về khả năng của một người gọi, mà không cần thiết lập một cuộc gọi.
-    PRACK (tạm thời đáp ứng xác nhận): PRACK cải thiện độ tin cậy mạng bằng cách thêm một hệ thống, thông báo cho câu trả lời tạm thời (1xx). Hay nói cách khác PRACK được gửi để đáp ứng với đáp ứng tạm thời (1xx).
Thông điệp hồi đáp
-          Tạm thời (1xx): yêu cầu nhận đang được xử lý.
-          Thành công(2xx): các hành động đã nhận được thành công, hiểu và chấp nhận.
-    chuyển hướng(3xx): hành động tiếp theo cần được thực hiện (thường là bởi người gửi) để hoàn thành các yêu cầu.
-          Client lỗi(4xx): yêu cầu chứa cú pháp xấu hoặc không thể thực hiện tại server.
-          Server lỗi(5xx): các server không thực hiện một yêu cầu rõ ràng có hiệu lực.
-  Thất bại toàn cầu(6xx): các yêu cầu không thể được thực hiện tại bất kỳ server.

Hoạt động

SIP Proxy server:

SIP Proxy server là một thực thể trong mạng SIP làm nhiệm vụ chuyển tiếp các thông điệp SIP yêu cầu đến các thực thể khác trong mạng. Chức năng chính là định tuyến cho các bản tin đến đích, hơn thế nữa SIP Proxy server cung cấp các chế độ xác thực trước khi dịch vụ được khai thác.

SIP Proxy server hoạt động theo các bước sau:
-          Bước 1: UserA gửi bản tin INVITE đến UserB
-          Bước 2: Proxy server định vị tên miền hotmail.com của server và sẽ xác định vị trí của UserB
-          Bước 3: server sẽ hồi đáp vị trí củaUser B.
-          Bước 4: Proxy servergửi đi INVITE đến UserB
-          Bước 5: UserB hồi đáp đến proxy server bằng thông điệp 200 OK.
-          Bước 6: Proxy server hồi đáp trở lại UserA với thông điệp 200 OK.
-          Bước 7: UserA gửi đi ACK đến UserB, đã được thông qua Proxy server.
-          Bước 8: Proxy server chuyển ACKđến UserB.
-          Bước 9: sau khi UserA và UserB đồng ý đàm phán vời nhau thì RTP/RTCP được kích hoạt và truyền tín hiệu thoại.
-          Bước10: sau khi quá trình được hoàn thành, phiên phương tiện truyền thông được xóa bởi BYEACK.

Redirect server:

Redirect server là một server chấp nhận một yêu cầu SIP, ánh xạ địa chỉ trong yêu cầu thành một địa chỉ mới và trả lại địa chỉ này trở về client. Không giống như Proxy server, nó không khởi tạo một yêu cầu SIP và không chuyển các yêu cầu đến các server khác.
Hình 2

. SIP Redirect server
Hoạt động của SIP Redirect server được mô tả cụ thể theo các bước sau:
-          Bước 1: UserA gửi đi INVITEđến Redirect server.
-          Bước 2: Redirect server truy vấn đến địa điểm server, xác định vị trí của UserB
-          Bước 3: Địa điểm server trả lạivị trí của UserB tới Redircet server.
-          Bước 4: Redirect server trả về địa chỉ của userB đến userA.
-          Bước 5: UserA gửi đi ACK đến Redirect server.

-          Bước 6: UserA gửi đi INVITE trực tiếp đến địa chỉ UserB, do Redirect server trả về. UserB đáp trả lại với thông điệp 200 OK, UserA gửi lại thông điệp ACK để xác nhận thành công và cuộc gọi được thiết lập.
10:34 PMNo comments

Friday, August 8, 2014

Giao thức RTCP

RTCP được định nghĩa trong RFC 3550, là một giao thức ứng dụng trên mạng lưới đa phương tiện, RTCP được sử dụng cùng với giao thức RTP. Khi cần gửi ứng dụng video hoặc âm thanh từ nhiều máy phát đến nhiều máy thu thì ta sử dụng giao thức RTCP, các gói tin RTCP sẽ được phân phát đến tất cả các bên tham gia phiên làm việc sử dụng IP multicast. Trong một phiên RTP, thường chỉ có một địa chỉ multicast duy nhất và tất cả các gói tin RTP và RTCP đều phụ thuộc vào phiên làm việc IP multicast. Gói tin RTP và RTCP được phân biệt với nhau bằng việc sử dụng cổng riêng, thường thì số cổng của RTCP được tạo từ cổng RTP cộng thêm một. 

RTCP không thực hiện đóng gói khối dữ liệu của âm thanh và video. Các gói tin RTCP được gửi định kỳ và chứa bản báo cáo của máy phát/máy thu về số liệu thống kê của ứng dụng (các thống kê này bao gồm số lượng gói tin gửi đi, số lượng gói tin bị mất và độ jitter). Gói tin RTP cho phép người phát triển ứng dụng quyết định làm gì với thông tin phản hồi. Máy gửi có thể sử dụng thông tin phản hồi, vd: thay đổi tốc độ truyền dẫn. Ngoài ra thông tin phản hồi có thể sử dụng để chuẩn đoán, vd: máy thu quyết định vấn đề mang tính cục bộ hay toàn cục.

Các loại thông điệp RTCP:
-    RR (Receiver Report): thông điệp RR được tạo ra để báo cáo về việc thu nhận của máy thu trong một phiên làm việc RTP và nó sẽ được đưa vào một gói tin RTCP. Gói tin này sau đó sẽ được gửi vào cây multicast để kết nối với tất cả phiên làm việc khác. Thông điệp RR chứa thông tin: SSRC của luồng RTP, số lượng gói tin RTP bị mất, các số sq number cuối nhận được trong luồng RTP, độ jitter trong truyền gói.
-    SR (Sender Report): máy phát tạo ra thông điệp SR để truyền đi vào các luồng RTP, thông điệp này chứa các thông tin: SSRC của luồng RTP, timestamp và thời gian wall clock của gói tin RTP được tao ra gần đây nhất, số lượng gói tin được gửi đi trong luồng, số lượng byte được gửi đi trong luồng. Ngoài ra, SR còn có thể đồng bộ các luồng dữ liệu đa phương tiện khác nhau trong một phiên làm việc RTP.
-    SDES (Source Description Items): các thông điệp SDES được máy phát tạo ra và truyền trên luồng RTP chứa các thông tin: điểm bắt đầu (như địa chỉ mail của người gửi, tên người gửi), giá trị SSRC của luồng RTP kết hợp.
-    BYE (End of participation): nguồn phát sẽ gửi thông điệp BYE đến điểm cuối (end–point) nhằm mục đích tắt luồng truyền RTP.
-                APP (Application-specific message): thông điệp APP chứa các chức năng cụ thể của các ứng dụng.
-                Phân chia băng thông trong RTCP:
Trong một phiên RTP gồm một máy phát và nhiều máy thu. Nếu các máy thu theo chu kì tạo ra các gói tin RTCP thì tổng tốc độ truyền dẫn các gói RTCP có thể cao hơn tốc độ gửi gói RTP của máy phát. Số lượng gửi gói RTP vào cây multicast không đổi còn số lượng nhận gói RTP thì tăng. Trong khi đó số lượng nhận gói RTCP tăng tuyến tính. Để giải quyết vấn đề băng thông trong RTCP này, RTCP sẽ thay đổi tốc độ gửi gói trong cây multicast trong phiên làm việc RTCP. Ngoài ra, RTCP còn có thể giới hạn lưu lượng của mình còn 5 % băng thông.
10:04 AMNo comments