Integrated Services Digital Network
(ISDN) là một mạng viễn thông có khả năng phục vụ nhiều loại dịch vụ khác nhau,
ngoài thoại còn có văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… được truyền qua đường
dây điện thoại. Nguyên lý chung của ISDN là liên kết các thiết bị đầu cuối trên
cùng một đường dây thuê bao. Cước phí được tính theo dung lượng thông tin truyền
đi, không tính riêng cho mỗi loại dịch vụ sử dụng. Kiến trúc ISDN tương thích với
mô hình OSI. Các giao thức đã được phát triển để các ứng dụng của mô hình OSI
có thể được sử dụng trong ISDN.
Các thiết
bị cơ bản trong mạng ISDN bao gồm:
-
Terminal equipment type 1 (TE1): Các thiết
bị đầu cuối mang tính năng ISDN (điện thoại số ISDN, digital fax…).
-
Terminal equipment type 2 (TE2): Các thiết
bị đầu cuối không mang tính năng ISDN. Các thiết bị này để có thể liên kết được
với ISDN cần phải có thêm các bộ phối ghép đầu cuối Terminal Adapter (TE).
-
Network Termination 1 (NT1): Thực hiện các
chức năng thuộc tầng Physical trong mô hình OSI (các chức năng về điện, giao tiếp
giữa ISDN và người sử dụng, chức năng kiểm soát chất lượng đường truyền…).
-
Network Termination 2 (NT2): Các thiết bị
có khả năng đáp ứng các chức năng liên quan đến tầng mạng của mô hình OSI (các
tổng đài riêng PBX).
ISDN quy định cụ thể các điểm chuẩn
phân cách để xác định giao diện giữa các nhóm thiết bị, ví dụ như giữa TA và
NT1. Các điểm này bao gồm:
-
R: Giữa các thiết bị không có tính năng
ISDN và thiết bị TA.
-
S: Giữa các thiết bị đầu cuối của người
dùng và thiết bị NT2.
-
T: Giữa thiết bị NT1 và thiết bị NT2.
-
U: Giữa
thiết bị NT1 và thiết bị mạng đầu cuối.
Các điểm phân cách giữa các nhóm thiết bị trong ISDN
Trong
ISDN, đường truyền thông tin giữa người sử dụng và mạng gọi là một kênh. Kênh
chỉ truyền các tín hiệu số. Bao gồm 3 loại kênh D, kênh B và kênh H khác nhau về
chức năng và tốc độ.
-
Kênh D: Dùng để truyền các báo hiệu và dữ
liệu. Kênh D hoạt động ở tốc độ 16Kbps hoặc 64Kbps.
-
Kênh B: Dùng để truyền tín hiệu tiếng nói,
âm thanh, số liệu và hình ảnh. Kênh B luôn hoạt động ở tốc độ 64Kbps.
-
Kênh H: Cung cấp các dịch vụ tốc độ cao và
ghép các luồng thông tin. Có 4 loại kênh H (H0, H10, H11, H12) với tốc độ lần
lượt là 384Kbps, 1.472Kbps, 1.536Kbps, 1.920Kbps.
Dựa vào các kênh truyền mà ISDN bao gồm
hai loại hình dịch vụ: ISDN
Basic Rate Interface (BRI) và Primary Rate Interface (PRI). BRI bao gồm 2 kênh
B kết hợp với một kênh D (16Kbps). Do đó, BRI có tốc độ là 144Kbps. BRI dành
cho các thuê bao nhỏ để cung cấp các dịch vụ truy cập mạng. PRI bao gồm 2 tiêu
chuẩn, bao gồm 23 kênh B kết hợp với 1 kênh D và 30 kênh B kết hợp với 1 kênh D.
PRI dùng cho thuê bao có dung lượng lớn như tổng đài PBAX hoặc các mạng cục bộ
LAN.
Mạng
ISDN là sự tích hợp kỹ thuật chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Cấu trúc của
ISDN ở tầng Physical phụ thuộc vào hướng liên kết từ thiết bị đầu cuối đến mạng
(Terminal to Netowrk) hoặc từ mạng đến thiết bị đầu cuối (Netowrk to Terminal).
Tầng Data-link là sự hoặt động của giao thức LAP-D (Link Access Protocol – D
channel). LAP-D thực hiện các chức năng như: thiết lập một hay nhiều liên kết
trên kênh D cho sự hoặt động ở tầng Network, tạo frame, kiểm soát đồng bộ, kiểm
soát luồng, phát hiện lỗi…
Cấu
trúc khung của LAP-D
Theo cấu trúc trên:
-
Flag: Đánh dấu bắt đầu và kết thúc một
khung.
-
Address: Địa chỉ ISDN.
-
Control: Trường điều khiển.
-
Information: Trường dữ liệu.
-
CRC: Trường kiểm tra lỗi.
Ở tầng Network, cung cấp 2 kỹ thuật ITU-T I.450 (còn
được gọi là ITU-T Q.930) và ITU-T I.451 (còn được gọi là ITU-T Q.931). 2 kỹ thuật
này giúp thiết lập, duy trì và kết thúc các liên kết với các thông điệp như SETUP,
CONNECT, RELEASE, USER INFORMATION, CANCEL, STATUS và DISCONNECT.
Kiến trúc
ISDN và mô hình OSI
0 comments:
Post a Comment